Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Đăng ký
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
semicon_lab.jpg

Chip vi mạch Việt Nam:Cái khó nhìn từ đồ chơi Trung Quốc

Chip vi mạch Việt Nam:Cái khó nhìn từ đồ chơi Trung Quốc                                       

                                Các hãng sản xuất đều đã có những phương án kinh tế rất kỹ mà Việt Nam giờ mới bắt tay làm mạch bán dẫn chắc chắn gặp không ít khó khăn. 

GS Nguyễn Văn Ngọ, Chủ tịch danh dự Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam đồng tình với những khó khăn mà cả nhà quản lý cũng như doanh nghiệp sản xuất con chip Việt đang lường trước về sự cạnh tranh khi quá nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã có bề dày kinh nghiệm cũng như lượng khách hàng ổn định trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên ông Ngọ cho rằng: "Khó cũng phải làm vì muốn làm vũ khí thì phải tự sản xuất vi mạch. Nếu không phát triển được công nghiệp vi mạch lúc này thì sẽ không còn cơ hội nào cho Việt Nam nữa".

Nhìn đồ chơi Trung Quốc sẽ biết...

Theo GS Ngọ, hiện các doanh nghiệp tại Việt Nam phần lớn nhập chip ở Đài Loan  (Trung Quốc) và Hàn Quốc.

"Với các con chip của Trung Quốc thì đa số cũng là những doanh nghiệp Đài Loan, Hồng Kong sản xuất ở Trung Quốc", ông Ngọ nói.

Tuy nhiên ông Ngọ cho rằng, dù là sản xuất ở đâu thì cũng đều là những sản phẩm cạnh tranh đáng gờm. Nhưng không phải vì thế mà không bắt tay vào làm.

"Hàng năm hội vô tuyến điện tử có cuộc họp toàn quốc bàn về vấn đề chính sách. Năm nay vấn đề sản xuất vi mạch cũng được Hội đề cập và đã trình lên Thủ tướng với kiến nghị liệu có là quá muộn để chúng ta đầu tư vào ngành công nghiệp này", GS Ngọ cho biết.

"Chúng ta cứ nói Việt Nam phải nhập từ cái đinh vít cũng không phải là oan, cho nên nếu không phát triển được công nghiệp vi mạch lúc này thì sẽ không còn cơ hội nào cho Việt Nam nữa", ông Ngọ nói.

Nếu không phát triển được công nghiệp vi mạch lúc này thì sẽ không còn cơ hội nào cho Việt Nam

Đồng quan điểm, dù cho rằng hiện con chip SG8V1 đã thử nghiệm thành công và ứng dụng vào hơn 30 sản phẩm thương mại, như: giám sát hành trình ô tô, xe máy, khóa container, điện kế điện tử... với mức giá cạnh tranh đã là một thành công lớn, song ông Nguyễn Long, Tổng Thư ký Hội Tin học Việt Nam cho rằng không dễ để ngay lập tức sản phẩm này có thể cạnh tranh với hàng nhập ngoại.

Theo ông Long, chưa nói gì các sản phẩm chip của Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc - những nơi từng có bề dày kinh nghiệm, chỉ cần nhìn những sản phẩm đồ chơi có gắn chip điều khiển là hàng của Trung Quốc bày bán ngoài chợ với giá chỉ vài chục nghìn đồng thì đủ biết họ có thể sản xuất con chip rẻ cỡ nào.

Cơ hội ở đâu?

Theo đánh giá của giới chuyên môn, Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng để ngành công nghiệp vi mạch có thể nắm bắt cơ hội phát triển.

Với khoảng 90 triệu dân cùng với lượng người sử dụng internet trong nước thuộc hạng cao trên thế giới, nhu cầu sử dụng các sản phẩm điện tử của người tiêu dùng gia tăng hứa hẹn nhiều điều.

Trong khi đó, Việt Nam cũng đang thu hút khá nhiều các tập đoàn sản xuất các sản phẩm điện tử, công nghệ cao trên thế giới có nhu cầu lớn sử dụng thiết bị bán dẫn cho sản phẩm của mình để xuất khẩu đi toàn cầu.

"Chúng ta có thị trường rất rộng lớn, nhiều thiết bị hiện đại đã được các hãng như Samsung đã có mặt sản xuất tại Việt Nam nhưng tất cả linh kiện đều được nhập khẩu.

Chip vi mạch Việt Nam:Cái khó nhìn từ đồ chơi Trung Quốc

Việt Nam không phải là không có khả năng làm con chíp thậm chí là những vi mạch hiện đại. Vấn đề còn lại bây giờ là sản xuất hàng loạt. Hiện nay cũng có nhiều nước chuyển giao cho mình một số công nghệ vũ khí nên nếu không tự làm vi mạch thì làm sao có thể làm được vũ khí?", GS Ngọ nói.

Theo GS Ngọ, từng công tác trong ngành điện tử nhiều năm ông hiểu được ngay cả với Samsung khi sản xuất màn hình số, họ sử dụng nhiều con vi mạch. Nếu để có thể giảm được 1 USD họ sẵn sàng làm lại thiết kế cả máy thu hình. Điều này cho thấy nếu Việt Nam sản xuất được con chíp hay vi mạch cạnh tranh được thì thị trường rất rộng mở để chào đón.

"Nhưng cũng phải thấy rõ một điều các hãng sản xuất đều đã có những phương án kinh tế rất kỹ mà Việt Nam bây giờ mới bắt tay vào làm mạch bán dẫn nên chắc chắn gặp không ít khó khăn. Nhưng khó nếu làm đạt tiêu chuẩn sẽ có khách hàng. Các hãng họ đều có cách để kiểm tra sản phẩm của mình tốt hay không tốt", GS Ngọ lưu ý.

Theo vị giáo sư này, nhìn từ thành công của Viettel, cứ nói họ đi lắp các mạng thông tin di động ở 10 nước trên thế giới nhưng lại không có thiết bị của mình mà chủ yếu là thiết bị của Huawei Trung Quốc, tức là đang đi thi công hộ cho họ.

"Chính vì điều này nên bằng mọi cách phải quyết tâm để ngành công nghiệp vi mạch Việt Nam có thể chủ động được", GS Ngọ khẳng định.

 Nguồn: baodatviet.vn

 

Latest IC Design Articles

Related Articles

Most Read IC Design Articles

Chat Zalo