Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Đăng ký
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
wafer.jpg

Một số quan niệm sai lầm khi chọn mua CPU

Email In PDF.

Một số quan niệm sai lầm khi chọn mua CPU

Tiếp nối bài viết trước về VGA, vẫn dựa nhiều vào kinh nghiệm cá nhân là chủ yếu, nên khó tránh được còn hạn chế; có gì thiếu sót mong mọi người góp ý, bổ sung để hoàn thiện bài viết tốt hơn .

:D

 >> Những con số minh chứng sự tuyệt vời của ổ cứng thể rắn

1. Xung nhịp và đa nhân / Hyper-Threading

Tất nhiên là xung nhịp cao cũng như càng nhiều nhân (có thể có thêm Hyper-Threading) thì CPU càng mạnh, tuy nhiên có thể sẽ không còn đúng nếu chúng không cùng kiến trúc, cũng như còn tùy vào nhu cầu sử dụng ứng dụng, bởi không phải ứng dụng/ game nào cũng có thể tận dụng được hoàn toàn hiệu năng CPU. Do vậy, cần xác định rõ nhu cầu để có thể lựa chọn CPU đáp ứng tốt nhất.

Về Hyper-Threading, có thể coi đơn giản là công nghệ tối ưu hiệu năng, nâng cao tốc độ và khả năng xử lý song song cho những ứng dụng đa luồng. Do vậy, hiệu năng cải thiện thêm không thể được như core thực (cũng như còn tùy vào khả năng tận dụng đa luồng của các ứng dụng). Nhìn chung, với những ứng dụng tận dụng tốt có thể cải thiện hiệu năng lên tới 20-30% và ngược lại.

Do việc so sánh hiệu năng cpu là mang khá nhiều tranh cãi, vì vậy không tiện giải thích rõ (mọi người tự cảm nhận cho riêng mình vậy )

Tham khảo benchmark encode x264 pass 2 (ứng dụng tận dụng CPU rất mạnh, đánh giá khá chính xác hiệu năng thực sự của CPU)

Một số quan niệm sai lầm khi chọn mua CPU

Và trong Gaming, có thể thấy rõ được sự khác biệt giữa BF3 - Crysis 3

Một số quan niệm sai lầm khi chọn mua CPU

2. CPU Box và Tray

Một số quan niệm sai lầm khi chọn mua CPU

CPU Box thực sự tốt hơn CPU tray ?​

Không hẳn là vậy, vì chúng đều được Intel sản xuất như nhau nhưng cách phân phối lại khác nhau.

  • CPU Box được đóng gói rồi thông qua đại lý chính thức để phân phối vào thị trường. Box bao gồm 1 CPU + 1 fan Intel tiêu chuẩn được đóng góp chắc chắn, và trên vỏ hộp được in các thông tin đầy đủ rõ ràng, BH 3 năm chính hãng.
  • CPU Tray vốn là CPU được cung cấp một số lượng lớn cho các hãng máy tính đồng bộ (MTĐB) như Dell, HP, Asus, ... song vì một số lý do mà không được sử dụng hết, các hãng này sẽ đưa lại ra thị trường. CPU tray không đi kèm fan (do các hãng MTĐB tự thiết kế fan riêng nên không nhập của Intel để giảm chi phí), BH phụ thuộc vào thỏa thuận riêng giữa Intel - hãng MTĐB và hãng MTĐB - nhà nhập khẩu, do vậy độ tin cậy dịch vụ BH có thể sẽ không bằng CPU Box (mặc dù đều là BH 36 tháng theo đại lý bán.

Tuy vậy, với giá thành rẻ hơn cũng như nhìn chung CPU là rất bền, CPU tray nhìn chung cũng là một lựa chọn đáng để tham khảo. Ngoài ra, còn một số lựa chọn khác như CPU xách tay, 2nd và ES/QS.


3. Công nghệ Turbo Boost

Có thể nói là khá nhiều người không hiểu rõ chế độ Turbo Boost của Intel, dẫn tới một số đánh giá không thực sự đúng đắn về hiệu năng nó mang lại.

Turbo Boost có thể hiểu đơn giản là OC xung tự động có trên các dòng từ core i5 trở lên, giúp tăng hiệu năng cũng như tối ưu hiệu suất hoạt động của CPU đối với một số ứng dụng khác nhau.

Ví dụ như Core i5-3470 3.2GHz turbo 3.6GHz thì sẽ turbo thế nào ?

  • i5-3470 sẽ chạy ở mức xung turbo 3.4GHz khi ứng dụng sử dụng đồng thời 4 cores (hãy nhớ turbo hoàn toàn tự động, vì vậy 3.4GHz này là mức xung thực sự của i5-3470 chứ không phải 3.2GHz như danh định)
  • Turbo 3.5GHz khi sử dụng đồng thời 3 cores
  • Turbo 3.6GHz khi sử dụng đồng thời 2 cores hay chỉ dùng 1 core

Do đó, khi chọn lựa i5-3470 3.2 turbo 3.6 (turbo 4 cores 3.4) vs i5-3330 3.0 turbo 3.2 (4 cores 3.0) thì vẫn nên mua i5-3470 (chênh lệch tới 4 x 400MHz là không nhỏ) hơn là i5-3330 mặc dù đắt hơn 200k.

Tương tự với AMD cũng từng sử dụng turbo xung theo core mới một số dòng trước đây như Phenom II X6, nhưng với dòng mới hiện nay như FX, Athlon X4, ... thì turbo theo voltage (set trong bios), nhưng nhìn chung đa phần CPU AMD đều có khả năng OC do vậy chế độ turbo này không thật sự có nhiều ý nghĩa.

Có thể tham khảo xung boost của CPU ở cpu-world.com (đôi khi một số CPU không được ghi rõ xung boost, vì vậy có thể phải tham khảo từ một số CPU khác cùng dòng để xác định)

4. TDP và công suất tiêu thụ

TDP (Thermal Design Power) là lượng nhiệt tối đa mà hệ thống làm mát cần phải giải tỏa, liên quan nhiều tới việc thiết kế tản nhiệt cho CPU, nó không có nghĩa là công suất tiêu thụ tối đa của CPU mà khá nhiều người lầm tưởng (ảnh hưởng tới việc chọn công suất PSU phù hợp).

Nhiều người nói rằng AMD nóng hơn Intel (cũng không sai vì TDP của AMD thường cao hơn), song tản nhiệt đi kèm của AMD lại chất hơn hẳn so với Intel, do đó dùng thực tế thì luận điểm này có vẻ không được đúng cho lắm.

Có thể tham khảo bảng công suất tiêu thụ tối đa khi encode x264

 

 Theo tinhte

 

Lần cập nhật cuối ( Thứ năm, 28 Tháng 11 2013 14:41 )  
Chat Zalo