Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Create an account
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
wafer.jpg

Mạch điện tử xua đuổi muỗi sử dụng IC555

E-mail Print PDF
ic555-hanhtrinhso.PNGThuốc chống muỗi, xịt muỗi ở cách dạng bình, chất lõng, kem bôi... có thể đang được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên nó có thể gây hại và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Các loại thuốc bôi có thể làm bạn bị dị ứng, các loại khói đốt, bình xịt có thể gây khó thở, mùi khó chịu.

Có 1 giải pháp tối ưu, an toàn nhưng đơn giản để xua đuổi muỗi mà không phải quan tâm đến các vấn đề trên là một mạch điện tử được chế tạo từ các linh kiện đơn giản giúp xua đuổi muỗi. Cụ thể sẽ được trình bày trong bài viết này. Chúng ta sẽ đặt tên cho nó là Mạch Mosquito Repellent.

Cơ sở để có thể xua đuổi muỗi:
Con người có thể nghe được âm thanh có tần số từ 20hz -> 20khz. Âm thanh có tần số lớn hơn 20Khz được gọi là siêu âm và chúng ta không thể nghe thấy. Một số động vật như chó, mèo, côn trùng, muỗi có thể nghe thấy được âm thanh này và nhất là muỗi cái :chem:. Siêu âm này sẽ làm cho muỗi căng thẳng và nó sẽ bỏ đi.

Tóm lại là một mạch điện tử đơn giản tạo ra sóng siêu âm có tần số từ 20khz ->38khz có thể xua đuổi muỗi.

Thiết kế mạch Mosquito Repellent
Ý tưởng cơ bản là chúng ta sẽ dùng 1 cái còi (buzzer) để tạo ra siêu âm (20khz ->38khz) được điều khiển bởi một mạch dao động sử dụng IC 555. Sơ đồ nguyên lý:
mosquito repellent.PNG
Tần số siêu âm được tính theo công thức: F = 1.44 ((Ra + Rb * 2) * C)
Linh kiện: 
  • Một tụ điện Hóa 0.01u Farad
  • Một tụ điện gốm 0.01u Farad
  • Một điện trở 760 Ohms
  • Một điện trở 1,5 K (sử dụng biến trở 10K)
  • Một còi (buzzer)
  • Một IC555
  • Một nguồn 5v
  • Một Switch chuyển mạch
Khi chúng ta cấp nguồn và chuyển mạch kín thì có thể xua đuổi muỗi được.

Tìm hiểu thêm về IC 555
Cấu tạo của NE555 gồm OP-amp so sánh điện áp, mạch lật và transistor để xả điện. Cấu tạo của IC đơn giản nhưng hoạt động tốt. Bên trong gồm 3 điện trở mắc nối tiếp chia điện áp VCC thành 3 phần. Cấu tạo này tạo nên điện áp chuẩn. Điện áp 1/3 VCC nối vào chân dương của Op-amp 1 và điện áp 2/3 VCC nối vào chân âm của Op-amp 2. Khi điện áp ở chân 2 nhỏ hơn 1/3 VCC, chân S = [1] và FF được kích. Khi điện áp ở chân 6 lớn hơn 2/3 VCC, chân R của FF = [1] và FF được reset
ic555-hanhtrinhso.PNG
Giải thích sự dao động:

Ký hiệu 0 là mức thấp bằng 0V, 1 là mức cao gần bằng VCC. Mạch FF là loại RS Flip-flop,

Khi S = [1] thì Q = [1] và = [ 0].
Sau đó, khi S = [0] thì Q = [1] và = [0].
Khi R = [1] thì = [1] và Q = [0].
Tóm lại, khi S = [1] thì Q = [1] và khi R = [1] thì Q = [0] bởi vì = [1], transisitor mở dẫn, cực C nối đất. Cho nên điện áp không nạp vào tụ C, điện áp ở chân 6 không vượt quá V2. Do lối ra của Op-amp 2 ở mức 0, FF không reset.

Giai đoạn ngõ ra ở mức 1:
Khi bấm công tắc khởi động, chân 2 ở mức 0.
Vì điện áp ở chân 2 (V-) nhỏ hơn V1(V+), ngõ ra của Op-amp 1 ở mức 1 nên S = [1], Q = [1] và = [0]. Ngõ ra của IC ở mức 1.
Khi = [0], transistor tắt, tụ C tiếp tục nạp qua R, điện áp trên tụ tăng. Khi nhấn công tắc lần nữa Op-amp 1 có V- = [1] lớn hơn V+ nên ngõ ra của Op-amp 1 ở mức 0, S = [0], Q và vẫn không đổi. Trong khi điện áp tụ C nhỏ hơn V2, FF vẫn giữ nguyên trạng thái đó.

Giai đoạn ngõ ra ở mức 0:

Khi tụ C nạp tiếp, Op-amp 2 có V+ lớn hơn V- = 2/3 VCC, R = [1] nên Q = [0] và = [1]. Ngõ ra của IC ở mức 0.

Vì = [1], transistor mở dẫn, Op-amp2 có V+ = [0] bé hơn V-, ngõ ra của Op-amp 2 ở mức 0. Vì vậy Q và không đổi giá trị, tụ C xả điện thông qua transistor.

Kết quả cuối cùng: Ngõ ra OUT có tín hiệu dao động dạng sóng vuông, có chu kỳ ổn định

Thiết kế mạch dao động = IC

Nội dung : IC tạo dao động họ XX555, Thiết kế mạch dao động tạo ra xung vuông có tần số và độ rộng bất kỳ.
1. IC tạo dao động XX555 ; XX có thể là TA hoặc LA v v …

[​IMG]

Mạch dao động tạo xung bằng IC 555

Bạn hãy mua một IC họ 555 và tự lắp cho mình một mạch tạo dao động theo sơ đồ nguyên lý như trên.

Vcc cung cấp cho IC có thể sử dụng từ 4,5V đến 15V , đường mạch mầu đỏ là dương nguồn, mạch mầu đen dưới cùng là âm nguồn.

Tụ 103 (10nF) từ chân 5 xuống mass là cố định và bạn có thể bỏ qua ( không lắp cũng được )

Khi thay đổi các điện trở R1, R2 và giá trị tụ C1 bạn sẽ thu được dao động có tần số và độ rộng xung theo ý muốn theo công thức.

T = 0.7 × (R1 + 2R2) × C1 và f = 1.4 / ( (R1 + 2R2) × C1 )

T = Thời gian của một chu kỳ toàn phần tính bằng (s)
f = Tần số dao động tính bằng (Hz)
R1 = Điện trở tính bằng ohm (W )
R2 = Điện trở tính bằng ohm ( W )
C1 = Tụ điện tính bằng Fara ( W )

T = Tm + Ts T : chu kỳ toàn phần
Tm = 0,7 x ( R1 + R2 ) x C1 Tm : thời gian điện mức cao
Ts = 0,7 x R2 x C1 Ts : thời gian điện mức thấp

[​IMG]

Chu kỳ toàn phần T bao gồm thời gian có điện
mức cao Tm và thời gian có điện mức thấp Ts

Từ các công thức trên ta có thể tạo ra một dao động xung vuông có độ rộng Tm và Ts bất kỳ.

Sau khi đã tạo ra xung có Tm và Ts ta có T = Tm + Ts và f = 1/ T

* Thí dụ bạn thiết kế mạch tạo xung như hình dưới đây.

[​IMG]


Mạch tạo xung có Tm = 0,1s , Ts = 1s

Bài tập : Lắp mạch dao động trên với các thông số :

C1 = 10µF = 10 x 10-6 = 10-5 F

R1 = R2 = 100KW = 100 x 103 W

Tính Ts và Tm = ? Tính tần số f = ?

Bài làm :

Ta có Ts = 0,7 x R2 x C1 = 0,7 x 100.103 x 10-5 = 0,7 s
Tm = 0,7 x ( R1 + R2 ) x C1 =
= 0,7 x 200.103 x 105 = 1,4 s

=> T = Tm + Ts = 1,4s + 0,7s = 2,1s

=> f =1 / T = 1/2,1 ~ 0,5 Hz

Bạn có đam mê ngành thiết kế vi mạch và bạn muốn có mức lương 1000 usd cùng lúc bạn

đang muốn tìm một Trung tâm để học vậy hãy đến với ngành vi mạch tại SEMICON

  HotLine: 0972 800 931 Ms Duyên

 

 

Related Articles

Chat Zalo