Lựa chọn ngành nghề từ lâu đã trở thành một điều gì đó khá khó khăn cho sinh viên Việt Nam chúng ta nhưng đừng lo đến với nghề kỹ sư điện-điện tử bạn không bao giờ lo nghĩ đến việc thất bại.
Để có một ngành nghề trong tay ai ai cũng đều phải trải qua những tháng ngày học tập miệt mài ở bất kỳ môi trường nào từ đại học đến cao đẳng hoặc học nghề. Tuy nhiên câu hỏi luôn được đặt ra khi chọn ngành: Học như thế nào? Học để làm gì và thu nhập ra sao? Vì những vấn đề đó mà mọi sự lựa chọn dần thu hẹp lại và các bạn chỉ tập trung vào những công việc đang hot hiện nay. Tuy nhiên đâu đó vẫn tồn tại một ngành nghề mà “cầu” luôn cao hơn “cung”: kỹ sư điện-điện tử. Để hiểu rõ thêm về công việc và làm như thế nào để lương bạn tăng lên không ngừng nghỉ thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé
1. Nhu cầu cần cao
Xu hướng công nghệ luôn phát triển theo từng ngày cộng với đòi hỏi từ thực tế nên nhu cầu nhân lực của nhóm ngành này không ngừng tăng cao.
-Tại Mỹ nghề kỹ sư điện hiện xếp ở vị trí thứ 8 trong danh sách top 10 việc có mức lương khởi điểm cao so với mức lương trung bình hằng năm.
Kỹ sư điện-điện tử tại Mỹ chưa bao giờ ngừng hot và rất cần những nhân tài thực thụ
Hình 1: Kỹ sư điện-điện tử tại Mỹ chưa bao giờ ngừng hot và rất cần những nhân tài thực thụ
-Tại Úc công việc kỹ sư này là một trong những ngành nghề có mức tăng trưởng cao nhất trong những năm qua với tỉ lệ lên đến 47,4%.
-Tại Việt Nam theo thống kê của trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực, hiện nay hàng loạt các ngành về cơ khí-điện tử: điện tử viễn thông, cơ điện tử, chế tạo máy,… đang rất thiếu nhân lực. Tuy vậy nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp chỉ đạt mức 54,87%.
Nguồn nhân lực kỹ sư điện-điện tử tại Việt Nam cũng đang rất hiếm
Hình 2: Nguồn nhân lực kỹ sư điện-điện tử tại Việt Nam cũng đang rất hiếm
Vậy nên cơ hội việc làm cho nhóm ngành này đang ngày càng phát triển.
2. Làm gì sau khi học xong?
Hiện nay các nhà máy đều hướng đến tự động hóa, điều khiển máy móc thông qua các hệ thống tự động. Công việc thiết lập nên các hệ thống điều khiển tự động này chính là công việc dành cho các bạn thuộc ngành nghề này.
Kỹ sư ngành điện-điện tử có thể làm được rất nhiều việc:
-Làm việc tại các công ty điện lực.
-Các nhà máy sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện.
-Làm việc với các nhà máy điện
Hình 3: Làm việc với các nhà máy điện
-Các phòng thí nghiệm.
-Cơ sở kinh doanh, nghiên cứu về quy hoạch mạng lưới điện.
-Có thể tham gia công tác trực tiếp hoặc tư vấn thiết kế, vận hành mạng lưới điện tất cả các công ty, nhà máy sản xuất trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, các đơn vị sản xuất công nghệ tự động hóa và điện tử hóa cao.
3. Mức lương trung bình tại Việt Nam và các nước khác:
Tại các nơi khác nhau sẽ có mức lương chênh lệch:
-Mỹ: $103.910/năm
-Canada: $105.440/năm
-Úc và New Zeland: $143.470/năm
-Châu Á: $46.250/năm
Tại Việt Nam:
-Nếu có tay nghề ở mức trung bình, có kinh nghiệm làm việc kha khá nhưng không biết nhiều về tiếng anh giao tiếp tiếng anh thương mại: lương khởi điểm dao động từ 7-9 triệu đồng có nơi 12 triệu đồng/tháng.
-Nếu biết tiếng anh ở mức giao tiếp tốt, trung bình đạt hơn 20 triệu/tháng và con số này có thể tăng lên rất nhiều tùy kinh nghiệm từng người hoặc công ty.
Đa số mọi người đều có suy nghĩ khi học những ngành nghề liên quan đến máy móc khô khan này không cần tiếng anh nhiều tuy nhiên hiện nay có rất nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và nhu cầu sử dụng nhân lực rất cao, vì thế hãy đầu tư vào việc học tiếng anh từ ngay bây giờ để lương không chỉ tăng cao mà cũng khiến bạn sẽ không cảm thấy hối hận vì đã không biết điều này sớm hơn.
Hình 4: Đối tác nước ngoài đang tích cực góp vốn vào Việt Nam
4. Các kỹ năng cần thiết để trở thành một kỹ sư giỏi:
Kỹ sư điện-điện tử tự động hóa:
-Thiết kế, triển khai, xây dựng, vận hành và bảo trì hệ thống TĐH quá trình sản xuất, các máy công cụ, hệ thống PLC, vi xử lý, SCADA, robot,…
-Lập trình điều khiển sử dụng các thuật toán, các bộ vi xử lý, vi điều khiển và máy tính với các ngôn ngữ: mã máy, hợp ngữ, ladder, STL, C++, Visual Basic, Delphi,…
-Thiết kế và vận hành mạng động lực phân xưởng hệ thống chiếu sáng, chống sét và nối đất, hệ thống bảo vệ an ninh-an toàn cho các công trình xây dựng.
-Vận hành các hệ thống về điện tại các tòa nhà thông minh, nhà máy thép, thực phẩm, các hệ thống điều hòa khí,…
-Sửa chữa, vận hành và kiểm tra các loại thiết bị đèn, máy điện, máy biến áp cỡ vừa và nhỏ.
-Tổ chức, điều hành và quản lý hệ thống điện công nghiệp.
-Quản lý, sửa chữa, bảo trì dây chuyền sản xuất TĐH.
Kỹ sư điện-điện tử viễn thông:
-Thông minh và năng động
-Tìm tòi và có khả năng ngoại ngữ
-Kiên trì, nhẫn nại
-Khả năng làm việc nhóm tốt
5. Lưu ý khi học tiếng anh chuyên ngành
Có nhiều nguồn tài liệu để bạn có thể học những thuật ngữ, chuyên biệt trong các chuyên ngành khác nhau. Bạn cần xác định một trong những kênh học tập mà bạn thích nhất.
Vì là thuật ngữ chuyên ngành nên rất hiếm gặp trong từ điển vậy nên bạn cần cố gắng hiểu bối cảnh xung quanh để tiếp cận các tài liệu đúng đắn.
Nên tập thói quen theo dõi nhiều kênh thông tin khác nhau để cùng tìm hiểu trên cùng một chuyên đề: các trang báo, blog, video, truyền hình hoặc đọc sách và sau đó là tìm kiếm một môi trường tốt để thực hành cách truyền đạt kiến thức.
Cố gắng hiểu một thuật ngữ theo bối cảnh rồi hãy tra từ điển sau cùng.
Chúng tôi chúc bạn có công việc và tiền lương như mong muốn!
Nguồn: blog.muaban.net
Bạn Có Đam Mê Với Vi Mạch hay Nhúng - Bạn Muốn Trau Dồi Thêm Kĩ Năng
Mong Muốn Có Thêm Cơ Hội Trong Công Việc
Và Trở Thành Một Người Có Giá Trị Hơn
Bạn Chưa Biết Phương Thức Nào Nhanh Chóng Để Đạt Được Chúng
Hãy Để Chúng Tôi Hỗ Trợ Cho Bạn. SEMICON
Hotline: 0972.800.931 - 0938.838.404 (Mr Long)