Trong khi cử nhân ra trường đang phải sốt sắng, lo tìm việc làm, thậm chí là một việc làm tạm thì các nhà tuyển dụng lại “yêu quý” những người học trung cấp, học nghề ra hơn.
Tâm sự của cử nhân nghèo thất nghiệpThời sinh viên, chỉ có việc ăn và học. Thỉnh thoảng lại lượn lờ cùng đám bạn bè – Chẳng có thời nào vui vẻ và nhàn hạ như thời sinh viên. Người ta vẫn thường nói đẹp nhất là thời sinh viên. Vậy mà khi qua rồi, cứ cảm thấy có gì nhớ nhung, có gì hụt hẫng, có gì muốn quay trở lại. Cầm tấm bằng đại học trên tay, vui mừng gọi điện về cho bố mẹ ở quê rằng con gái bố mẹ đã ra trường rồi, đã thành “ngườn lớn” rồi mà lòng vẫn dâng lên một nỗi niềm khó tả. Với một cô sinh viên tỉnh lẻ, ra trường bỗng dưng thấy rất đỗi bơ vơ. Trong khi các bạn có thể về quê vì đã được bố mẹ “xin sẵn”, các bạn thành phố thì có người thân quen, thì riêng một con bé nhà quê, ra trường có một nỗi ám ảnh mang tên “thất nghiệp”.Rồi sau những ngày “thất học” là những đêm dài lang thang trên các trang web tìm việc làm online, đọc những tờ báo có mẩu giới thiệu việc làm, rồi những CV sửa đi sửa lại từng chút một, những đơn xin việc gửi đi mà không có hồi âm. Biết là không phải ai cũng may mắn tìm được việc ngay, nhưng đối với sinh viên mới ra trường, quãng thời gian ở nhà dù ngắn cũng thấy sao mà dài thế…Thất nghiệp là một chuyện, xin được việc nhưng không có kinh nghiệm lại là chuyện khác. Khi ra trường mới biết thực tiễn và lý thuyết khác nhau đến thế nào. Hầu như những kiến thức được học trên giảng đường không vận dụng được vào công việc khi làm trái ngành, trái nghề.
Nguyên nhân sinh viên thất nghiệpVề nguyên nhân của thực trạng sinh viên ra trường thất nghiệp đang đến mức báo động này thì có quá nhiều nguyên nhân. Vấn đề nghiêm trọng nhất vẫn là nền giáo dục đào tạo còn nhiều mảng tiêu cực. Mỗi năm có hàng vạn sinh viên ra trường – sinh viên ĐH có bằng đỏ trong tay – thì nhà tuyển dụng chỉ cần ngó qua bằng cấp xem ứng viên này học gì mà thôi. Đào tạo ồ ạt, không có hệ thống chương trình, nhận được tấm bằng chẳng còn vinh quang như thời ông, thời chú nữa. Thậm chí cả chạy chọt để lấy điểm, lấy bằng. Thêm nữa các trường lại đào tạo “đa dạng” ngành nghề, lại thích những ngành nghề không phải đầu tư nhiều vào trang thiết bị giảng dạy nhằm thu lợi nhuận. Đến sinh viên nhiều lúc cũng tự hỏi mình học môn này để làm gì nhỉ?Về các bạn sinh viên, vỡ mộng chỉ biết kêu thân “mới ra trường thì lấy đâu kinh nghiệm”! Các bạn có thời gian, có nhiệt huyết nhưng các bạn lại bỏ quá nhiều thời gian vào hội nhóm, tình nguyện. Thâm gia cũng tốt, cho bạn nhiều kỹ năng mềm khác nhưng hãy chọn những gì phục vụ cho bạn để nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm hay chỉ cần thêm hiểu biết về ngành nghề bạn đang theo đuổiRa trường không có kinh nghiệm, các bạn nghĩ ra một cách hên xui để kiếm việc “rải đơn” để rồi cũng công cốc. Ngược lại với cử nhân Đại học, các sinh viên tại các trường tuyển sinh trung cấp, nghề lại được trọng dụng hơn vì các bạn đã có sự tự tin về kinh nghiệm, kỹ năng cho ngành nghề mình theo đuổi. Học thực, sát chương trình với ngành nghề, học trung cấp bây giờ lại là sự lựa chọn cho cử nhân ĐH muốn thêm học kinh nghiệm cho mình.
Nếu định hướng đúng, lựa chọn một môi trường học tập phù hợp nhất, theo đuổi đúng đam mê thì đúng hơn các bạn ạ. Đừng chạy ảo tưởng sức mạnh về ngành nghề mình đang học, và ngôi trường mình đang học để ôm giấc mộng sức khỏe nhé bạn
Bạn có đam mê ngành thiết kế vi mạch và bạn muốn có mức lương 1000 usd cùng lúc bạn
đang muốn tìm một Trung tâm để học vậy hãy đến với ngành vi mạch tại SEMICON
HotLine: 0972 800 931 Ms Duyên