Xilinx XC2064 FPGA
Trở lại đầu thập niên 1980, các nhà thiết kế chip cố khai thác tối đa mọi transistor trên các vi mạch. Nhưng rồi Ross Freeman có ý tưởng khác hẳn. Ông tạo ra con chip có các transistor hình thành nên những khối logic được tổ chức chặt chẽ mà có thể cấu hình và tái cấu hình bằng phần mềm. Có thể một số transistor không được dùng đến nhưng Freeman cho rằng việc này không quan trọng vì định luật Moore cuối cùng sẽ làm giá transistor trở nên thật rẻ. Đúng như vậy. Để tiếp thị con chip này, được gọi là FPGA (Field-Programmable Gate Array), Freeman đã sáng lập Xilinx. Khi sản phẩm đầu tiên của công ty, XC2064 ra mắt vào năm 1985, các nhân viên được giao 1 nhiệm vụ: họ phải vẽ mạch mẫu dùng các khối luận lý của XC2064, giống như khách hàng Xilinx sẽ làm.
Hiện nay các con chip FGA – được bán bởi Xilinx và các hãng khác – được dùng trong rất nhiều đồ vật và thiết bị mà không thể kể hết ra đây được.
Zilog Z80 Microprocessor
Federico Faggin biết rõ chi phí và nhân lực cần để tiếp thị 1 bộ vi xử lý. Khi làm việc tại Intel ông đã góp phần tạo ra 2 thiết kế có ảnh hưởng lớn về sau: 4004 và 8080. Khi ông lập hãng Zilog cùng một đồng nghiệp tại Intel là Ralph Ungermann, họ quyết định khởi đầu với cái gì đó đơn giản hơn: bộ vi điều khiển 1 chip duy nhất.
Faggin và Ungermann thuê văn phòng ở thị trấn Los Altos, California (Mỹ), phác thảo kế hoạch kinh doanh và đi tìm nguồn vốn đầu tư. Họ ăn trưa tại một siêu thị gần Safeway với “bánh quy và phó mát Camenmbert”.
Hai kỹ sư này sớm nhận ra thị trường vi điều khiển đầy những con chip rất tốt. Thậm chí nếu con chip của họ tốt hơn chip của các hãng khác đi nữa thì họ cũng chỉ kiếm được lợi nhuận khiêm tốn và sẽ phải tiếp tục ăn trưa với phó mát và bánh quy. Họ quyết định Zilog phải hướng đến mục tiêu cao hơn - dây chuyền thực phẩm, thế là dự án vi xử lý Z80 ra đời.
Mục tiêu của dự án này là vượt qua 8080 đồng thời có khả năng tương thích hoàn toàn với phần mềm 8080, để lôi kéo khách hàng khỏi Intel. Nhiều tháng trời, Faggin, Ungermann và Masatoshi Shima, một cựu kỹ sư Intel, 80 giờ mỗi tuần gập người trên bàn vẽ các mạch Z80.
Nhóm làm việc vất vả suốt từ 1975 đến 1976. Cuối cùng họ có bản mẫu chip vào tháng 3 năm 1976. Z80 cùng thời với con chip 6502 của MOS Technology, và giống con chip đó, nó nổi bật không chỉ vì thiết kế xuất sắc mà còn vì giá cực rẻ (khoảng 450.000đ). Tuy nhiên, việc đưa sản phẩm này ra thị trường mất nhiều công sức. “Đó là thời gian khắc nghiệt”, Faggin nhớ lại.
Nhưng cuối cùng việc bán chip cũng hanh thông. Z80 hiện diện trong hàng ngàn sản phẩm, bao gồm Osbone I (máy tính có thể “mang đi” đầu tiên), Radio Shack TRS 80 và các máy tính gia đình MSX, cũng như các máy in, máy fax, photocopy, modem và vệ tinh. Zilog hiện vẫn còn sản xuất Z80 được dùng phổ biến trong các hệ thống nhúng. Với cấu hình cơ bản hiện nay nó có giá 5,73 USD – rẻ hơn một bữa ăn trưa với bánh quy và phó mát.
Sun Microsystems SPARC Processor
Đầu thập niên 1980, các kiến trúc sư vi xử lý luôn tìm cách để tăng độ phức tạp của tập lệnh CPU nhằm cho phép thực hiện được nhiều tác vụ hơn trong mỗi xung nhịp máy tính. Nhưng rồi 1 nhóm tại đại học California, Berkerley, đề xuất giải pháp ngược lại: đơn giản hóa tập lệnh để có thể xử lý các lệnh với tốc độ cực nhanh nhờ đó thực hiện được nhiều lệnh hơn trong mỗi xung nhịp. Nhóm Berkerley, dẫn dắt bởi David Patterson, gọi giải pháp này là RISC, viết tắt của Reduce Instruction Set Computing.
![]() |
Nhưng nhiều người ngoài Sun nghi ngờ, cho rằng Sun có thể thất bại. Tệ hơn, đội ngũ tiếp thị của Sun còn có một nhận định khủng khiếp: SPARC đánh vần ngược là CRAPS! (trò chơi súc sắc). Các thành viên của nhóm phát triển phải thề không tiết lộ từ đó cho bất kỳ ai thậm chí người trong công ty – vì sợ từ này lọt đến tai của đối thủ tinh quái MIPS Technologies, hãng cũng đang khai thác ý tưởng RISC.
Phiên bản đầu tiên của SPARC tối giản gồm “20.000 cổng, thậm chí không có các lệnh nhân/chia số nguyên”, theo Robert Garner, kiến trúc sư trưởng của SPARC, hiện nay là nhà nghiên cứu tại IBM. Tuy nhiên, với 10 triệu lệnh mỗi giây, nó chạy nhanh khoảng gấp 3 lần các BXL CISC (complex instruction set computer) hồi đó.
Sun dùng SPARC để chạy các máy trạm và máy chủ đem lại lợi nhuận nhiều năm sau. Sản phẩm dựa trên SPARC đầu tiên, giới thiệu năm 1987, là dòng máy trạm Sun-4, sản phẩm này nhanh chóng thống trị thị trường và giúp đưa doanh thu của công ty vượt qua mốc 1 tỷ USD mà McNealy tiên đoán.
Tripath Technology TA2020 AudioAmplifier
Có một bộ phận những người sành nghe nhạc cho rằng các bộ khuếch đại (ampli) dùng đèn cho âm thanh là tốt nhất và sẽ không có gì hơn được. Vì vậy giới nghe nhạc xôn xao khi nghe có tuyên bố cho rằng ampli lớp D thể rắn (solid-state class-D), được chế tạo bởi 1 công ty ở thung lũng Silicon có tên là Tripath Technology, cho âm thanh không thua ampli đèn. Kỹ thuật của Tripath là dùng 1 hệ thống tạo xung 50MHz để điều khiển ampli. Công ty này khoe rằng sản phẩm TA2020 của mình cho hiệu suất tốt hơn và rẻ hơn bất kỳ ampli thể rắn tương đương nào. TA2020 sử dụng điện năng hiệu quả, không yêu cầu bộ tản nhiệt và có thể chế tạo thành một khối gọn. Phiên bản 15W cấp thấp của TA2020 được bán với giá 3USD (khoảng 48.000đ) và được dùng cho các hệ thống rạp hát gia đình, hệ thống âm thanh cao cấp và TV của các hãng Sony, Sharp, Toshiba và nhiều hãng khác. Sau đó, các công ty bán dẫn lớn theo kịp, tạo các chip tương tự và đưa Tripath vào quên lãng. Tuy nhiên, các con chip của hãng đã tạo nên dấu ấn sâu đậm. Các bộ khuếch đại âm thanh dựa trên TA2020 hiện vẫn còn được các công ty như 41 Hz Audio, Sure Electronics và Winsome Labs chế tạo.
Amati Communications Overture ADSL Chip Set
![]() |
Motorola MC68000 Microprocessor
![]() |
Chips & Technologies AT Chip Set
![]() |
Computer Cowboys Sh-Boom Processor
![]() |
Intel 1702 2048-bit EPROM Chip
![]() |
Microchip Technology PIC 16C84 Microcontroller
![]() |
Toshiba NAND Flash Memory
Trước khi bộ nhớ flash ra đời, cách duy nhất để lưu cái mà khi đó được cho là lượng dữ liệu lớn là dùng băng từ, đĩa mềm và đĩa cứng. Nhiều công ty cố gắng tạo giải pháp thay thế thể rắn, nhưng các lựa chọn như EPROM và EEPROM (thêm chữ E của “electrical”) không thể lưu lượng dữ liệu lớn một cách kinh tế.
Năm 1980, một nhà quản lý phân xưởng của Toshiba tên là Fuijio Masuoka đã tuyển 4 kỹ sư cho một dự án bí mật thiết kế một chip nhớ có thể lưu trữ nhiều dữ liệu với giá chấp nhận được. Chiến lược đơn giản: “chi phí của con chip sẽ liên tục giảm khi transistor được thu nhỏ kích thước”, Masuoka cho biết. Ông giờ là giám đốc kỹ thuật của Unisantis Electronics ở Tokyo.
Nhóm của Masuoka đưa ra nhiều biến thể EEPROM có đặc điểm 1 ô nhớ chỉ gồm 1 transistor. Vào lúc đó, EEPROM thông thường có 2 transistor mỗi ô nhớ. Một khác biệt nhỏ nhưng ảnh hưởng lớn đến chi phí.
Để có một cái tên hấp dẫn, họ chọn “flash” vì khả năng xóa cực nhanh của chip này. Nếu bạn nghĩ Toshiba vội vã đưa phát minh này vào sản xuất và chờ tiền đổ về thì bạn không hiểu rõ về cách các tập đoàn lớn thường đối xử với những sáng tạo nội bộ. Cấp trên của Masuoka tại Toshiba đã ra lệnh cho ông từ bỏ ý tưởng đó đi.
Dĩ nhiên Masuoka không làm như vậy. Năm 1984 ông trình tài liệu thiết kế bộ nhớ của mình tại hội thảo quốc tế về thiết bị điện tử của IEEE tổ chức tại San Francisco. Thiết kế này đã gợi ý cho Intel bắt đầu phát triển một dạng bộ nhớ flash dựa trên cổng luận lý NOR. Năm 1988, công ty này đã giới thiệu chip 256 kilobit được dùng trong xe hơi, máy tính và các vật dụng phổ thông khác, tạo nên một công việc kinh doanh tốt đẹp cho Intel.
Điều đó làm cho Toshiba cuối cùng quyết định đưa phát minh của Masuoka ra thị trường. Chip flash của ông dựa trên công nghệ NAND, cung cấp mật độ lưu trữ lớn hơn nhưng khó sản xuất. Thành công đến vào năm 1989 khi chip flash NAND đầu tiên của Toshiba ra mắt thị trường. Đúng như Masuoka tiên đoán, giá liên tục hạ.
Kỹ thuật ảnh số mang lại cho flash một lực đẩy lớn vào cuối thập niên 1990 và Toshiba trở thành một trong những tay chơi lớn nhất trong thị trường nhiều tỉ đô la. Tuy nhiên, đồng thời, mối quan hệ của Masuoka với các quan chức khác rạn nứt, và ông rời Toshiba.
Giờ đây bộ nhớ flash NAND là thành phần quan trọng trong mọi điện thoại di động, máy ảnh, máy chơi nhạc và dĩ nhiên, trong các ổ USB mà dân kỹ thuật thích mang theo mình.
IBM/Sony/Toshiba Cell Processor (2004)
![]() |
Philips Semiconductors TDA93xx TV Processor
Nhân viên tiếp thị của Philips gọi nó là “bộ xử lý TV trên 1 chip tuyệt vời”. Các kỹ sư Philips thì gọi nó là TDA93xx. Đơn giản đây là chip tích hợp 1 bộ xử lý tín hiệu TV, 1 bộ giải mã thuyết minh và 1 nhân vi điều khiển. Philips tạo ra nó bằng cách kết hợp mạch CMOS (complementary-metal-oxide semiconductor) thông thường với BiMOS analog, một sự kết hợp của công nghệ CMOS và lưỡng cực. Chip này hỗ trợ 3 chuẩn TV quốc tế (PAL, NTSC và SECAM), và bằng cách thêm bộ vi điều khiển, Philips loại bỏ nhu cầu có nhiều thành phần khác nhau. Các nhà sản xuất TV thích con chip này. Bộ phận bán dẫn của Philips, giờ đây được biết đến với cái tên NXP – ước tính đã bán ra trên 850 triệu con chip.
Lucent WaveLAN IEEE Wi-Fi Chip Set
Duyệt web không dây trong khi nhấm nháp cà phê thật tuyệt – rất ít người tranh cãi điều này. Nhưng việc tạo ra công nghệ không dây này lại liên quan đến những cuộc tranh cãi nảy lửa giữa các công ty công nghệ hùng mạnh nhất. Trước khi Wi-Fi xuất hiện, có rất nhiều chuẩn không dây “ngự trị” trên không; mỗi công ty dùng một công nghệ riêng của mình. Chỉ có kỹ sư người Hà Lan tên Vic Hayes – được trang bị các kỹ năng ngoại giao tầm cỡ Liên Hợp Quốc (UN) – mới có thể đưa tất cả các công nghệ trên vào “cùng 1 giỏ”. Với tư cách chủ tịch của nhóm IEEE 802.11 Working Group, Hayes tập hợp thành chuẩn mạng không dây mà sẽ hiện diện khắp nơi từ trong nhà, văn phòng, trường học, sân bay và... dĩ nhiên cả tiệm cà phê. Năm 1996, nhóm này đưa ra phiên bản đầu tiên của chuẩn 802.11. Sau đó Hayes mang nó đến phòng công nghệ của công ty mình, Lucent Technologies, và đồng sự của ông trong nhóm cũng làm tương tự. Dĩ nhiên, việc soạn thảo chuẩn là một việc; còn việc hiện thực nó trong silicon lại trong 1 sản phẩm có thể mang lại lợi nhuận là một việc khác. Lucent thuộc số công ty đầu tiên tạo ra bộ chip 802.11 được giới thiệu vào năm 1998 với cái tên WaveLAN IEEE, được bán chung với các router và modem không dây. Bộ chip này sớm được cập nhật để hỗ trợ phiên bản 802.11b cho phép truyền dữ liệu ở tốc độ lên đến 11 megabit/s và giúp công nghệ Wi-Fi trở nên phổ biến. Lucent không thu lợi nhiều từ dòng WaveLAN IEEE; hãng tách bộ phận bán dẫn thành Agere Systems vào năm 2000 và đặt lại tên chip là Orinoco, sau đó được Proxim mua lại. Từ đó, Wi-Fi có được cuộc sống riêng, và giờ đây chip Wi-Fi của các hãng Atheros, Broadcom, Cisco, Intel, Marvell và nhiều hãng khác là thành phần của mọi máy tính.
AMD Opteron Processor
![]() |
Kể từ khi thành lập vào năm 1969, Advanced Micro Devices (AMD) đã có chỗ đứng trên thị trường IC. Những con chip luận lý vào thời kỳ đầu của công ty, rồi đến bộ vi xử lý AMD 9080 (một bản sao của Intel 8080 8-bit) và dòng chip 4-bit Am2900 có thể nhóm lại để tạo các bộ điều khiển 8 hay 16 bit. Nhưng gần đây nhất, chip AMD thật sự nổi bật là BXL Opteron 64-bit. CPU này mở rộng tập lệnh 32-bit sang kiến trúc 64-bit. Hơn thế nữa, nó tích hợp 1 bộ điều khiển bộ nhớ nhúng và 1 kết nối trong chip-chip tốc độ cao. Opteron nhắm đến server, nhưng AMD sớm chuyển sáng tạo của mình thành Athlon 64 nhắm đến các PC phổ thông. Hai BXL AMD mạnh mẽ này cho phép người dùng thực hiện các tác vụ tính toán mà trước đây chỉ dành cho những hệ thống RISC đắt đỏ. Chip này cũng buộc Intel bổ sung những khả năng tương tự cho các BXL x86 của mình.
IBM POWER Processor
Bạn đã nghe tới IBM PC. Nhưng có từng nghe về IBM RT? Đó là 1 máy trạm Unix chưa từng đem lại nhiều lợi nhuận cho IBM nhưng là một cột mốc quan trọng đối với Big Blue. Đó là vì RT dùng 1 BXL tiên phong dựa trên khái niệm RISC (RT tượng trưng cho RISC Technology). Từ đó, IBM tiếp tục phát triển các chip RISC khác có ảnh hưởng mạnh về sau: POWER và PowerPC. Hai họ CPU 32-bit này là trái tim của nhiều server, máy trạm và siêu máy tính đình đám của IBM. Dòng sản phẩm server và máy trạm đầu tiên dùng BXL POWER là RISC System/6000 (hay RS/6000) được giới thiệu năm 1990. 4 năm sau, RS/6000 được nâng cấp với BXL PowerPC mới mà IBM đã hợp tác với Apple và Motorola phát triển. Nhiều BXL tiếp sau, bao gồm các CPU chịu được phóng xạ, các phiên bản dành cho máy chơi game như Nintendo Wii, Microsoft Xbox 360 và BXL Cell đa nhân.
Communications Services RFID
Mario Cardullo phát minh ra thiết bị nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) đầu tiên vào năm 1969. Đây thật sự không phải là 1 con chip mà là 1 mạch có kích cỡ 1 con chip trong đó có 1 bộ thu, 1 bộ phát và bộ nhớ 16 bit không mất. Khi đó không được gọi là RFID. Phát minh của ông được nộp vào năm 1970 và đưa ra vào năm 1973 – được gọi là “hệ thống và dụng cụ thu phát”. Cardullo thành lập Communication Services Corp. để tiếp thị hệ thống này. Ông nghĩ nó có thể dùng cho việc thu phí điện tử và nhiều thứ khác. Communication Services không hề bán được hệ thống này. Năm 1990, bằng phát minh hết hạn. Nhưng Cardullo không phải là người duy nhất nghĩ đến các thiết bị nhận dạng có thể đọc từ xa. Nhiều người khác đã làm việc trên cùng ý tưởng đó để đưa công nghệ RFID ra thị trường. Hiện nay RFID được dùng trong các thẻ thông minh, thẻ ra vào, thẻ đồ đạc và hộ chiếu. Công nghệ này được dùng để giám sát thú nuôi, súc vật, kho hàng và cả con người (các con chip RFID có thể cấy vào cơ thể người).
RFID được đưa vào danh sách này vì chúng ta không thể bỏ qua RFID, nó hứa hẹn sẽ hiện diện khắp nơi và tạo nên ngành công nghiệp nhiều tỉ USD.
Danh sách ở trên không sắp xếp theo thứ tự thời gian xuất hiện, cũng không sắp xếp theo mức độ quan trọng – thật sự các con chip giới thiệu ở đây đều xứng đáng có vị trí trang trọng trong trang sử công nghệ.
Nguồn: pcworld.com.vn
Bạn Có Đam Mê Với Thiết Kế Vi Mạch - Bạn Muốn Có Mức Lương 1000 USD
Bạn Chưa Biết Phải Gửi Gắm Ước Mơ Của Mình Nơi Đâu
Hãy Đến Với Nghành Vi Mạch Tại SEMICON
Hotline: 0972.800.931 - 0938.838.404 (Ms Hồng)