Samsung sẽ vẫn tiếp tục sản xuất các con chip A9 cho Apple
 Một số nguồn tin liên quan trực tiếp đến việc sản xuất các con chip xử lý trên di động của Samsung cho biết công ty này sẽ chế tạo các con chip A9 cho Apple trong thời gian tới. Con chip A8 trên các máy iPhone và iPad hiện tại không phải do Samsung sản xuất mà do TSMC. Trước A8 thì Apple chủ yếu lựa chọn Samsung và Samsung đã mất phần lớn hợp đồng vào tay TSMC, chính vì vậy đây là một chiến thắng rất lớn của hãng. Dự kiến các con chip A9 đầu tiên sẽ được sản xuất tại nhà máy của Samsung ở Giheung, Hàn Quốc và một số sẽ được chuyển sang cho đối tác Globalfoundries. Tất nhiên là đại diện của các bên liên quan như Samsung, Apple và TSMC đều từ chối bình luận về các thông tin được Bloomberg đưa ra.
Read more...
Hiểm họa giấu mình khi dùng vi mạch Trung Quốc
TT - ĐTDD thông minh TQ thu thập trái phép thông tin người dùng, nhiều chuyên gia tiếp tục lo lắng khi VN đang sử dụng rất nhiều thiết bị công nghệ của nước láng giềng.
Read more...
Trực tiếp lễ ra mắt BPHONE của BKAV
Với chỉ từ 9.990.000 - 12.990.000 cho phiên bản thường và bản 20.000.000 cho bản giới hạn, BPhone gây ấn tượng mạnh cả về giá cả và cấu hình với tất cả những người tham dự buổi lễ ra mắt.
Read more...
Sáng mai,sự kiện ra mắt smartphone của BKAV
Sáng mai, Tinh tế sẽ tường thuật trực tiếp sự kiện ra mắt smartphone của BKAV
Read more...
Sơ lược về mạch khuếch đại tín hiệu AC chế độ A, B,C
Sơ lược về mạch khuếch đại chế độ A trong bộ khuếch đại công suấtTrong mạch khuếch đại chế độ A, có dòng chảy trong mạch ra trong cả chu kỳ tín hiệu. Kiểu mạch khuếch đại này đòi hỏi hoạt động trong miền tuyến tính. Khi tín hiệu vào thay đổi khiến dòng base thay đổi, và nếu sự thay đổi này đủ nhỏ để giữ điểm làm việc trong miền tuyến tính thì tín hiệu ra sẽ có dạng như tín hiệu vào. Dòng collector sẽ chảy trong cả chu kỳ của tín hiệu và giá trị trung bình của nó bằng với giá trị tĩnh. Hình bên chỉ ra các đường đặc tuyến điển hình cho mạch khuếch đại sử dụng Transistor chế độ A: đường cong đặc tuyến ra, đường tải, dòng ic;điện áp ra vce Công suất. 
Read more...
Thành công nếu có của BPHONE là một cái tát cho tỉnh
Với sự kiện chuẩn bị ra mắt BPhone, tập đoàn Công nghệ BKAV đang tạo nên một cơn địa chấn lớn trong làng Công nghệ Việt. Tất cả cùng phải háo hức, bởi kỳ vọng sẽ thấy được một giá trị siêu đỉnh, vượt mọi thành kiến cố hữu, khẳng định tầm vóc công nghệ sáng tạo Việt, như chính ông Nguyễn Tử Quảng, lãnh đạo BKAV từng thổ lộ. Rất nhiều người đã phải nhận xét rằng, dù Bphone thế nào, thì khả năng lôi cuốn của sản phẩm cũng đã ở mức thượng thừa, khiến tất cả “mồm chữ A mắt chữ O” ngóng đợi. Phải chăng vì đây, là thành tựu đúc kết của vô vàn nhiều ước mơ ấp ủ, đam mê trong làng công nghệ số Việt Nam? 
Read more...
Chíp sinh học phát hiện sớm ung thư
Ngày 6/6, Sở KH-CN TP.HCM đã đồng ý cho Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC), phối hợp với PGS.TS Hồ Huỳnh Thùy Dương, khoa Sinh học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM phối hợp nghiên cứu phát triển chíp sinh học phục vụ y tế.
Read more...
Vi mạch 32 bit được thiết kế thành công ở Viêt Nam

Chip vi xử lý 32-bit VN1632 được Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) thuộc Đại học Quốc gia TP HCM nghiên cứu và thiết kế.
Read more...
PGS.TS.Trần Xuân Tú nuôi dưỡng niềm đam mê nghiên cứu khoa học

PGS.TS. Trần Xuân Tú là một trong những cán bộ đã gắn bó với Khoa Công nghệ (tiền thân của Trường Đại học Công nghệ) từ những năm đầu thành lập. Sau 15 năm vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, PGS vẫn tiếp tục kiên trì và say mê với con đường nghiên cứu khoa học. Website xin trân trọng giới thiệu bài phỏng vấn PGS.TS Trần Xuân Tú được đăng trong Kỷ yếu "15 năm xây dựng và trưởng thành" của Trường ĐHCN
Read more...
Đội tuyển Việt Nam đứng đầu khi tham gia cuộc thi quốc tế thiết kế vi mạch LSI
Đội “Little Chickens”của Việt Nam đã vượt qua 26 đội tuyển đến từ các quốc gia khác để đoạt giải nhất ngay trong lần đầu tiên tham dự cuộc thi thiết kế vi mạch danh tiếng tại Nhật Bản.
Read more...
Ngành công nghệ vi mạch Việt Nam kỳ vọng mới
BộCông Thương vừa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư cơ chế, chính sách ưu đãi đối với dự án nhà máy sản xuất vi mạch (chip điện tử) của Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn.
Read more...
Lê Nhật Hưng con người yêu khoa học máy tính
Không chỉ có giải Nhì học sinh giỏi quốc gia lĩnh vực Khoa học Máy tính vào tháng 3.2015, hành trang Lê Nhật Hưng mang theo khi đăng ký tuyển thẳng vào Đại học (ĐH) Duy Tân còn là bộ sưu tập đồ sộ các giải thưởng cấp thành phố, cấp quốc gia, trong các cuộc thi của tập đoàn Intel, Google,…
Cơ duyên gặp gỡ và được hướng dẫn bởi giảng viên Duy Tân cũng như Nguyễn Trần Viết Chương- một sinh viên ĐH Duy Tân từng gây tiếng vang với Huy chương Bạc Cuộc thi Sáng tạo Trẻ châu Á (dành cho “Phần mềm chặn web đen iKID”), Nhất Hưng đã nhận thấy hiệu quả từ một môi trường đào tạo có chất lượng và quyết định lựa chọn ĐH Duy Tân để khởi đầu một hành trình học tập ĐH tới đây.
Read more...
Total video Converter 3.1: phần mềm chuyển đổi fide toàn diện nhất
Total Video Converter là một công cụ toàn diện nhất và có lẽ là phần mềm chuyển đổi các định dạng file video tốt nhất và phổ biến nhất hiện nay.  Total Video Converter là một công cụ toàn diện nhất và có lẽ là phần mềm chuyển đổi các định dạng file video tốt nhất và phổ biến nhất hiện nay. Phần mềm được tích hợp rất nhiều các tính năng mạnh mẽ vì vậy nó có thể chơi các dạng file video, chuyển đổi file nhanh chóng dễ dàng cùng chế độ ghi đĩa hiện đại.
Read more...
Tương lai của nghành thiết kế chip trong kỉ nguyên Internet
 Thiết kế rất lớn, chi phí thiết kế thấp, chi phí vốn không cao. Chào mừng đến với ngành công nghiệp bán dẫn ngày nay. Như đã thảo luận trong bài viết trước của tôi, ngày nay thi trường bán dẫn đã dần trở nên một thị trường ưu tú. Chip tùy chỉnh lại một lần nữa là một sân chơi cho những người giàu có. Liệu nó có phải ở lại theo cách này? Cá nhân tôi tin rằng tất cả mọi thứ trong vũ trụ là theo chu kỳ, do đó, một kỷ nguyên mới của thế giới bán dẫn đang đến.
Read more...
Việt Nam chế tạo vi mạch mã hóa video đầu tiên
 Giảng viên trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội nghiên cứu và chế tạo thành công vi mạch chuyên dụng mã hoá video đầu tiên tại Việt Nam, có thể ứng dụng trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Đề tài do PGS Trần Xuân Tú chủ trì đã thiết kế, xây dựng kiến trúc phần cứng để thực hiện chức năng mã hoá video tương thích với chuẩn H.264/AVC dùng cho các thiết bị di động. Sau khi thiết kế thành công, bản thiết kế đã được gửi đi sản xuất tại hãng Global Foundry với công nghệ bán dẫn CMOS 130 nm. VENGME H.264/AVC là vi mạch chuyên dụng thế hệ vi mạch đang được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay và có độ phức tạp rất cao, tích hợp trên hai triệu cổng lô-gic (tương đương 8 triệu transistors). Nhóm còn có một số phát triển giải pháp riêng như kỹ thuật xử lý đường ống 4 tầng, phương pháp tái sử dụng dữ liệu, kỹ thuật thiết kế công suất thấp.  | Vi mạch mã hóa video VNU-UET VENGME H.264/AVC @2014 do nhóm nghiên cứu của PGS Trần Xuân Tú thiết kế và chế tạo. Ảnh: Bùi Tuấn. |
Vi mạch có một số tính năng vượt trội, có thể xử lý thời gian thực các video có độ phân giải lên tới HD 720p ở tần số 100MHz, với công suất tiêu thụ chỉ 53 mW. Nhóm tác giả đã công bố 10 bài báo trong hệ thống ISI/Scopus và được cộng đồng khoa học quốc tế quan tâm, trích dẫn 26 lần. Vi mạch mã hoá tín hiệu video này hướng tới các ứng dụng như camera giám sát các thiết bị di động, máy quay video. Tại lễ công bố hôm nay, trường Đại học Công nghệ và Công ty TNHH Giải pháp Thông minh Sài Gòn đã ký thoả thuận chuyển giao công nghệ và hợp tác phát triển thiết bị ứng dụng đối với VENGME H.264/AVC. Sản phẩm công nghệ của đề tài cũng đã được chia sẻ một phần với Viện Điện tử và Tin học thuộc Uỷ ban năng lượng nguyên tử (CEA-LETI) của Cộng hoà Pháp để tiếp tục phát triển theo hướng giảm sâu công suất tiêu thụ - một trong những yêu cầu ngày càng gắt gao của các thiết bị di động hướng công nghệ xanh. Ông Nguyễn Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ (Ban Cơ yếu Chính phủ) cho biết Ban Cơ yếu cũng đặt mục tiêu sớm thiết kế một vi mạch để sử dụng trong ngành. "Chúng tôi có những buổi làm việc với PGS Tú và thấy khả năng hợp tác sau buổi công bố rất khả quan", ông Bình nói. "Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia định hướng phát triển vi mạch, Quỹ đổi mới công nghệ cũng đặt mục tiêu phát triển vi mạch điện tử là một trong những hướng chủ đạo. Bộ Khoa học công nghệ sẽ tạo điều kiện để các đơn vị nghiên cứu và đào tạo có thể tham gia đồng hành vào các chương trình của Bộ Khoa học công nghệ", ông Nguyễn Văn Tăng, đại diện Văn phòng chương trình phát triển sản phẩm quốc gia (Bộ Khoa học Công nghệ), khẳng định. Vi mạch là phần cơ bản, mấu chốt trong tất cả các sản phẩm công nghiệp, nhất là công nghiệp điện tử. Với sản phẩm này, Việt Nam còn có thể làm chủ công nghệ điện tử phục vụ an ninh quốc phòng, thiết kế và chế tạo vi mạch điện tử quan trọng trong hệ thống vũ khí, khí tài quân sự, hệ thống định vị mục tiêu; bảo mật thông tin. vnexpress
|