Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Đăng ký
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
wafer.jpg

Đầu tư, nghiên cứu công nghệ “lõi”

Đầu tư, nghiên cứu công nghệ “lõi”

Nghiên cứu khoa học “có địa chỉ ứng dụng”, có tính hiệu quả là nhiệm vụ trọng tâm mà Sở KH-CN TPHCM đã xác định phải thực hiện.

>> Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

>> Ưu tiên hàng đầu phát triển nhân lực cho công nghiệp vi mạch

>> Tín hiệu khả quan về nhân lực vi mạch

      Nghiên cứu vì... doanh nghiệp

TPHCM hiện có hơn 150.000 doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa (chiếm 96% tổng số DN trên địa bàn TP). Đây được xác định là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi cạnh tranh trên thương trường, nếu thiếu đầu tư đổi mới, sáng tạo. Chính vì vậy, đại diện của Sở KH-CN cho biết, hoạt động KH-CN năm qua chủ trương lấy DN làm trung tâm ứng dụng và đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất-chất lượng. Tổng số DN tham gia các chương trình hỗ trợ trung bình khoảng 400 DN/năm và được tư vấn các giải pháp đổi mới công nghệ; tiết kiệm năng lượng; nâng cao năng lực thiết kế, chế tạo thiết bị thay thế nhập khẩu; tiếp cận nguồn vốn đầu tư đổi mới công nghệ; áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế và phát triển tài sản trí tuệ.

Riêng chương trình thiết kế chế tạo thiết bị, sản phẩm thay thế nhập khẩu đã làm tốt vai trò cầu nối giữa DN và nhà nghiên cứu. Đã có 5/6 dự án được chuyển giao sản phẩm cho các đơn vị ứng dụng đưa vào sản xuất, tiết kiệm được nhân công, tăng năng suất lao động. Các đề tài thuộc chương trình Robot hầu hết thực hiện theo cơ chế đồng đầu tư, trong đó, số DN tham gia đóng góp kinh phí gia tăng. Mức thu hồi kinh phí các dự án của hai chương trình đạt 2.866 triệu đồng.

 Đầu tư, nghiên cứu công nghệ “lõi”

Máy xử lý lục bình trên kênh rạch, một trong các đề tài được Sở KH-CN TP đưa vào ứng dụng.

Ông Phan Minh Tân, Giám đốc Sở KH-CN TPHCM khẳng định, các hỗ trợ tư vấn cho DN năm qua đã đi vào chiều sâu như: nâng cao năng lực thiết kế, hỗ trợ chuyển giao công nghệ tiên tiến. Nhờ đó, một số DN đã mở rộng thị trường trong và ngoài nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Cũng theo ông Tân, song song với hỗ trợ DN, sở cũng tổ chức tốt hoạt động nghiên cứu khoa học. Số kết quả nghiên cứu sau nghiệm thu được hỗ trợ, chuyển giao hoặc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện với tỷ lệ ứng dụng đạt khoảng 34%; đã triển khai 17 chương trình KH-CN trọng điểm của TP giai đoạn 2011 - 2015, trong đó thành lập mới 3 chương trình về an ninh thông tin, chống kẹt xe và chống ngập nước phục vụ một số chương trình đột phá của TP.

Đầu tư, nghiên cứu công nghệ “lõi”

 

      Chờ đột phá từ vi mạch

Tại Hội nghị Năng suất chất lượng TPHCM do Sở KH-CN TPHCM tổ chức mới đây cho thấy, mức tăng trưởng GDP của TPHCM vẫn phần lớn dựa vào vốn cố định, bình quân trong thời gian qua là gần 50%, trong khi đó đóng góp của TFP (đo lường năng suất tổng hợp của cả vốn và lao động cùng lúc trong một nền kinh tế) vẫn còn thấp. Mức dao động trong giai đoạn 2006 - 2012 từ 2,8% - 29,1%. Theo các chuyên gia kinh tế, KH-CN có vai trò quyết định sự tăng trưởng chỉ số TFP. Vì vậy, muốn tăng TFP, không gì khác phải đầu tư phát triển công nghệ “lõi”. Trong đó, trọng tâm là Chương trình Phát triển vi mạch TPHCM.

Từ cuối năm 2012, sở KH-CN TP đã cho ra đời Ban chủ nhiệm Chương trình phát triển vi mạch gồm các chuyên gia đầu ngành đến từ các viện, trường, DN; lựa chọn hơn 15 đề tài, dự án nghiên cứu từ các chương trình khác có liên quan đến vi mạch để đưa vào chương trình. Tuy chỉ hơn 1 năm vận hành, bước đầu đã cho kết quả với đề tài “Nghiên cứu thiết kế, mô phỏng và chế tạo thử nghiệm chip cảm biến áp suất nhằm ứng dụng trong các thiết bị dân dụng” được nghiệm thu. Đề tài đã chế tạo thành công chíp cảm biến áp suất theo công nghệ MEMS, có thể ứng dụng vào các thiết bị như máy giặt, máy đo áp suất lốp xe… Hiện đề tài đã được đưa vào danh sách các đề xuất đặt hàng Bộ KH-CN. Ngoài ra, còn có thêm 6 đề tài khác được sở đưa vào kế hoạch KH-CN năm 2014 trình UBND TP phê duyệt cấp kinh phí.

Để hoạt động KH-CN TP, trong đó có Chương trình Phát triển vi mạch của sở thu được kết quả tốt, theo ông Tân, điều đầu tiên phải huy động được nhiều nguồn kinh phí đầu tư. Hiện nay, ngoài nguồn kinh phí thường xuyên do TP cấp, sở đã vận động được các DN tham gia thành lập Quỹ khoa học và công nghệ của DN. “Thời gian tới, sở sẽ tiếp tục đầu tư tập trung các chương trình KH-CN phục vụ trực tiếp các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm của TP đã được xác định tại Đại hội Đảng bộ TPHCM như chương trình KH-CN chống kẹt xe, chống ngập nước, an ninh thông tin. Đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH-CN vào phát triển các sản phẩm công nghệ cao, chú trọng phát triển các hướng công nghệ ưu tiên: Vi mạch bán dẫn, Công nghệ thông tin - truyền thông, Công nghệ nano và vật liệu mới, Công nghệ sinh học, Tế bào gốc, Công nghệ năng lượng, Môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu”, ông Tân cho biết thêm.

TƯỜNG HÂN  (Nguốn SGGP)


 

 

Latest IC Design Articles

Related Articles

Most Read IC Design Articles

Chat Zalo