Khởi nghiệp là câu chuyện luôn được nhiều bạn trẻ quan tâm. Họ khao khát tạo dựng được một điều gì đó cho bản thân, vừa để khẳng định chính mình vừa thể hiện sự năng động của một thế hệ.
Tuy nhiên, liệu khởi nghiệp có đem lại thành công kể cả khi chủ nhân của nó có không ít cơ hội? chị Ngô Thị Báu - Giám đốc CTy TNHH Thời trang Nguyên Tâm - FOCI đã có những chia sẻ dành cho bạn đọc của chuyên đề Việc Làm về vấn đề này.
Người trẻ bây giờ tự tin vào vốn kiến thức mình có được cũng như không thiếu những điều kiện khách quan tác động từ bên ngoài nên luôn đặt ra câu hỏi: "Tại sao không tự tạo cho mình một vị trí tự chủ?". Còn nếu như chưa thể tự mình đứng ra tạo dựng sự nghiệp thì suy nghĩ "làm thuê phải làm như thế nào" cũng được các bạn cân nhắc khá kỹ.
Chỉ 7- 8% thành công
Qua các cuộc thi về khởi nghiệp, làm kinh doanh mới thấy được các bạn trẻ - đặc biệt là sinh viên ngày càng hiểu rằng cần định hình rõ chính bản thân. Qua đó, họ ngầm cho mọi người thấy mình biết phải làm thế nào để tạo được chỗ đứng trong guồng máy phát triển của xã hội. Điều này được khẳng định thêm qua nhận xét của chị Ngô Thị Báu: "Nhiều đối tượng trẻ luôn ấp ủ một điều rằng mình phải là người làm chủ, đứng vững trên đôi chân của mình chứ không chấp nhận làm thuê".
Hiện nay, có nhiều luồng thông tin kêu gọi, khuyến khích bạn trẻ khởi nghiệp. Tuy nhiên, để khởi nghiệp thành công cần phải có định hướng rõ ràng. Theo chị Báu "Có nhiều cách để khởi nghiệp và khởi nghiệp không hẳn phải là tự mình làm chủ". Đồng thời, qua gần 10 năm tạo dựng sự nghiệp, bà có thể khẳng định "trong 100 người khởi nghiệp thì chỉ có 7 - 8 % thành công".
Chính vì vậy, sau một thời gian dài quan sát và biết đến nhiều cuộc khởi nghiệp của các bạn trẻ, bà khá thẳng thắng "Nhiều bạn trẻ đang ngộ nhận về "Khởi nghiệp", chưa nhận ra rằng có nhiều cái nhỏ thì mới làm nên được cái lớn". Chẳng hạn như "Một người làm việc cho công ty nước ngoài được 5 năm tự cảm thấy rằng mình đã cống hiến cho công ty này nhiều quá. Vì vậy nghĩ rằng bây giờ tự ra làm chủ thì được.
Tuy nhiên, khi bước chân ra làm thì gặp phải 1001 vấn đề. Đó là ngoài chuyên môn ra còn cả một hệ thống khác cần giải quyết. Cũng như trong một doanh nghiệp, mỗi bộ phận cho dù là nhỏ nhất như lao công, bảo vệ cũng đóng góp rất lớn trong thành công của doanh nghiệp".
Hay "một người làm Sale cảm thấy mình làm rất tốt, qua đó thấy việc doanh nghiệp mua 3 đồng bán lại 10 đồng là lời quá rồi. Họ đã suy nghĩ đơn giản mà không nhận biết rằng trong số lợi nhuận đó phải bao gồm những khoản chi phí khác nữa. Đồng thời, sát cánh bên họ là sự hỗ trợ của các bộ phận nhân sự, tài chính hay marketing thì mới tạo ra được nhiều điều kiện để có thể bán được với số tiền đó".
Chưa nắm bắt tường tận tất cả các vấn đề nên chỉ sau một thời gian ngắn làm chủ các nhân viên nói trên bắt đầu "rơi rụng", không đủ sức "bám trụ" với mục tiêu đã đề ra. Vậy nên, "để khởi nghiệp bền vững, phát triển và thành công thì ngoài nhiệt huyết, nội lực sẵn có còn cần cái nhìn thấu đáo, phải biết tổng hợp sức mạnh, "một tay không che nổi bầu trời" - chị Báu chia sẻ.
Phải giỏi về chuyên môn
Nhân lực là yếu tố tiên quyết quyết định sự thành bại, tồn vong của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Thế nên, để quá trình khởi nghiệp không như muối đổ biển thì trước tiên người chủ phải tạo lập được bộ máy nhân sự đáng tin cậy, có năng lực thực sự. Họ phải là những người "luôn có mục đích sống rõ ràng, mong muốn đóng góp một điều gì đó cho xã hội"- chị Báu rất tâm đắc với điều này.
Còn làm thế nào thu hút đươc những nhân viên giỏi thực sự trong guồng máy của công ty cũng được bà quan tâm đặc biệt. chị cho biết: "Trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ mạnh để kêu gọi người tài. Những người này chủ yếu đầu quân cho các công ty, tập đoàn nước ngoài vì ở đó có chế độ lương hấp dẫn, nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên, thời điểm này, các doanh nghiệp Việt Nam thấy rằng vấn đề nhân lực rất quan trọng để phát triển công ty lên tầm mức lớn.
Vì vậy, nhiều công ty Việt Nam đã dám chịu chi như sẵn sàng trả lương nhân viên có thể ở mức 1 - 2 nghìn USD, chia quyền lợi thông qua việc nắm giữ cổ phần... Chính điều này đã tạo động lực để tất cả mọi người hăng say làm việc, nhằm chung sức xây dựng vì lợi ích chung". Chị tự hào "người Việt Nam vốn năng động, thông minh nên hãy phát huy hết khả năng đóng góp cho xã hội đang sống".
Và với vai trò một người đi trước chị Báu mong muốn các bạn trẻ - những người đang nung nấu ý chí khởi nghiệp: "hãy cố gắng hết sức để lĩnh hội các kiến thức một cách sâu sắc nhất. Đặc biệt, với các bạn sinh viên thì ngoài kiến thức tiếp thu ở nhà trường làm nền tảng cần thêm ít nhất 30% kiến thức ngoài xã hội. Để khởi nghiệp thành công thì trước hết hãy cố gắng phát huy hết chuyên môn và trở thành người giỏi về chuyên môn".
Người trẻ bây giờ tự tin vào vốn kiến thức mình có được cũng như không thiếu những điều kiện khách quan tác động từ bên ngoài nên luôn đặt ra câu hỏi: "Tại sao không tự tạo cho mình một vị trí tự chủ?". Còn nếu như chưa thể tự mình đứng ra tạo dựng sự nghiệp thì suy nghĩ "làm thuê phải làm như thế nào" cũng được các bạn cân nhắc khá kỹ.
Chỉ 7- 8% thành công
Qua các cuộc thi về khởi nghiệp, làm kinh doanh mới thấy được các bạn trẻ - đặc biệt là sinh viên ngày càng hiểu rằng cần định hình rõ chính bản thân. Qua đó, họ ngầm cho mọi người thấy mình biết phải làm thế nào để tạo được chỗ đứng trong guồng máy phát triển của xã hội. Điều này được khẳng định thêm qua nhận xét của chị Ngô Thị Báu: "Nhiều đối tượng trẻ luôn ấp ủ một điều rằng mình phải là người làm chủ, đứng vững trên đôi chân của mình chứ không chấp nhận làm thuê".
Hiện nay, có nhiều luồng thông tin kêu gọi, khuyến khích bạn trẻ khởi nghiệp. Tuy nhiên, để khởi nghiệp thành công cần phải có định hướng rõ ràng. Theo chị Báu "Có nhiều cách để khởi nghiệp và khởi nghiệp không hẳn phải là tự mình làm chủ". Đồng thời, qua gần 10 năm tạo dựng sự nghiệp, bà có thể khẳng định "trong 100 người khởi nghiệp thì chỉ có 7 - 8 % thành công".
Chính vì vậy, sau một thời gian dài quan sát và biết đến nhiều cuộc khởi nghiệp của các bạn trẻ, bà khá thẳng thắng "Nhiều bạn trẻ đang ngộ nhận về "Khởi nghiệp", chưa nhận ra rằng có nhiều cái nhỏ thì mới làm nên được cái lớn". Chẳng hạn như "Một người làm việc cho công ty nước ngoài được 5 năm tự cảm thấy rằng mình đã cống hiến cho công ty này nhiều quá. Vì vậy nghĩ rằng bây giờ tự ra làm chủ thì được.
Tuy nhiên, khi bước chân ra làm thì gặp phải 1001 vấn đề. Đó là ngoài chuyên môn ra còn cả một hệ thống khác cần giải quyết. Cũng như trong một doanh nghiệp, mỗi bộ phận cho dù là nhỏ nhất như lao công, bảo vệ cũng đóng góp rất lớn trong thành công của doanh nghiệp".
Hay "một người làm Sale cảm thấy mình làm rất tốt, qua đó thấy việc doanh nghiệp mua 3 đồng bán lại 10 đồng là lời quá rồi. Họ đã suy nghĩ đơn giản mà không nhận biết rằng trong số lợi nhuận đó phải bao gồm những khoản chi phí khác nữa. Đồng thời, sát cánh bên họ là sự hỗ trợ của các bộ phận nhân sự, tài chính hay marketing thì mới tạo ra được nhiều điều kiện để có thể bán được với số tiền đó".
Chưa nắm bắt tường tận tất cả các vấn đề nên chỉ sau một thời gian ngắn làm chủ các nhân viên nói trên bắt đầu "rơi rụng", không đủ sức "bám trụ" với mục tiêu đã đề ra. Vậy nên, "để khởi nghiệp bền vững, phát triển và thành công thì ngoài nhiệt huyết, nội lực sẵn có còn cần cái nhìn thấu đáo, phải biết tổng hợp sức mạnh, "một tay không che nổi bầu trời" - chị Báu chia sẻ.
Phải giỏi về chuyên môn
Nhân lực là yếu tố tiên quyết quyết định sự thành bại, tồn vong của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Thế nên, để quá trình khởi nghiệp không như muối đổ biển thì trước tiên người chủ phải tạo lập được bộ máy nhân sự đáng tin cậy, có năng lực thực sự. Họ phải là những người "luôn có mục đích sống rõ ràng, mong muốn đóng góp một điều gì đó cho xã hội"- chị Báu rất tâm đắc với điều này.
Còn làm thế nào thu hút đươc những nhân viên giỏi thực sự trong guồng máy của công ty cũng được bà quan tâm đặc biệt. chị cho biết: "Trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ mạnh để kêu gọi người tài. Những người này chủ yếu đầu quân cho các công ty, tập đoàn nước ngoài vì ở đó có chế độ lương hấp dẫn, nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên, thời điểm này, các doanh nghiệp Việt Nam thấy rằng vấn đề nhân lực rất quan trọng để phát triển công ty lên tầm mức lớn.
Vì vậy, nhiều công ty Việt Nam đã dám chịu chi như sẵn sàng trả lương nhân viên có thể ở mức 1 - 2 nghìn USD, chia quyền lợi thông qua việc nắm giữ cổ phần... Chính điều này đã tạo động lực để tất cả mọi người hăng say làm việc, nhằm chung sức xây dựng vì lợi ích chung". Chị tự hào "người Việt Nam vốn năng động, thông minh nên hãy phát huy hết khả năng đóng góp cho xã hội đang sống".
Và với vai trò một người đi trước chị Báu mong muốn các bạn trẻ - những người đang nung nấu ý chí khởi nghiệp: "hãy cố gắng hết sức để lĩnh hội các kiến thức một cách sâu sắc nhất. Đặc biệt, với các bạn sinh viên thì ngoài kiến thức tiếp thu ở nhà trường làm nền tảng cần thêm ít nhất 30% kiến thức ngoài xã hội. Để khởi nghiệp thành công thì trước hết hãy cố gắng phát huy hết chuyên môn và trở thành người giỏi về chuyên môn".
(Theo LĐ)