Mất việc làm cũng giống như nỗi đau khi bị mất tình yêu, sẽ bao gồm những giai đoạn như sau:
• Bạn cảm thấy bị sốc khi mà bạn thật sự đang rất yêu quí và gắn bó với công việc này.
• Bạn cảm thấy rất tức giận
• Và bạn chấp nhận thực tế là mình đã bị mất việc
• Bắt đầu vào một tìm kiếm việc mới.
Hoang mang và phủ định chính mình.
Lên kế hoạch
• Cập nhật lại Resume (hồ sơ việc làm) của mình
• Kiểm tra lại tài khoản mình còn được bao nhiêu (nếu bạn không nhớ) và xác định những thứ tự ưu tiên của các hóa đơn cần thanh toán. Bởi vì, rất có thể bạn sẽ phải có một thời gian chờ đợi vì vậy hãy chắc chắn là mình sẽ không phải mắc nợ trong thời gian chờ việc như thế này.
• Đây cũng là thời điểm tốt nhất để bạn thay đổi nghề nghiệp của mình. Có thể trước giờ bạn cũng muốn thay đổi nhưng chưa có cơ hội, hay cho dù bạn không có suy nghĩ ấy thì đây cũng là lúc thích hợp nhất để làm mới công việc của bạn. Hãy xác định sở trường của bạn, mong muốn của bạn là gì, …và quan trọng là: bạn có sẵn sàng để tiếp nhận một công việc hoàn toàn mới hay không.
• Tập luyện trước những điều mình sẽ nói trong lúc phỏng vấn, để chắc chắn sẽ không bị lúng lúng khi nói chuyện với nhà tuyển dụng.
• Lập một danh sách những trang web việc làm mà đăng tải hồ sơ của mình lên.
• Lập một danh sách những mạng xã hội (có chuyên mục việc làm càng tốt) mà bạn có thể tham gia
• Lập một danh sách những công ty mà bạn nghĩ mình có cơ hội (được tuyển dụng)
• Lập danh sách những bạn bè, đồng nghiệp hay thậm chí là những người quen mà bạn có thể nhờ vả được.
• Hãy cho bạn bè biết là bạn đang cần tìm việc làm và nhờ họ giới thiệu (nếu có thể) cho mình. Nên nói luôn cho họ biết thể loại công việc và vị trí mà bạn có thể đảm nhiệm.
• Hãy chăm sóc lại bản thân: đắm mình trong bồn tắm ấm áp, ăn những món thật ngon hoặc làm bất cứ một điều gì bạn thích mà trước giờ chưa có cơ hội để làm.
Và, nếu như bạn đã được mời phỏng vấn nhưng kết quả không được tốt, cũng nên đừng lấy đó làm nỗi buồn phiền. Cơ hội sẽ luôn đến với bạn – trừ phi bạn thôi không cố gắng. Hãy tập trung vào những việc phù hợp nhất, bạn sẽ có được điều mình muốn.
Phỏng vấn
Sự lo âu, căng thẳng có thể sẽ ngăn cản bạn thực hiện công việc phỏng vấn của mình. Hãy để cảm xúc của mình thật thoải mái, hãy hít thật sâu và thờ đều; nhất là đừng nên có suy nghĩ “Mình sẽ lại thất bại”, hoặc để những thất bại trước đây ám ảnh bạn. Hãy học cách làm cho mình bình tĩnh, tập trung tất cả tinh thần vào cuộc phỏng vấn sắp tới.
Bạn sẽ thu được gì sau một cuộc phỏng vấn?
Bạn vừa tham gia phỏng vấn để ứng tuyển cho một công việc, nhưng có vẻ như họ (nhà tuyển dụng) không mấy quan tâm đến bạn. Vậy thì, ít nhất bạn cũng đã có thêm kinh nghiệm cho mình về kỹ năng phỏng vấn. Đó chính là điều bạn sẽ thu được sau một cuộc phỏng vấn – cho dù kết quả có như thế nào.
Cũng có thể bạn đi phỏng vấn nhưng cảm thấy không thích công việc này lắm. Nhưng trái lại, nhà tuyển dụng thì tỏ ra rất quan tâm đến bạn. Nếu không làm công việc này, bạn cũng hãy giữ mối quan hệ này, biết đâu đây là là một “kênh” mới dẫn bạn đến với công việc mà mình yêu thích.
Và sẽ không có gì tuyệt vời hơn khi bạn ứng tuyển vào một công việc đúng với mong muốn của mình và nhà tuyển dụng cũng tỏ ra rất quan tâm đến bạn. Xin chúc mừng! Bạn đang chuẩn bị có một công việc mới, kết thúc cho thời kỳ thất nghiệp đáng sợ vừa qua.
(Theo HrVietnam)