1. Nghiên cứu công việc của bạn: Bạn không phải chỉ làm việc ở một chừng mực nhất định mà cấp trên đã giao phó, như vậy bạn sẽ không phát huy hết khả năng của bạn và sẽ không bao giờ có cơ hội thăng tiến. Bạn cần phải nghiên cứu xem mức độ làm việc của bạn đang tới đâu có những kinh nghiệm gì và đạt ở địa vị nào. Bạn cần phải tìm kiếm và nghiên cứu những nguồn thông tin từ trên các trang web và từ sách vở về những gì liên quan đến công việc của bạn để kiến thức chuyên môn của bạn luôn được mở rộng.
2. Hãy thể hiện mình: Khi bạn tham dự một cuộc họp, bạn cần phải trang bị những lý lẽ chính xác để tranh luận. Trước khi bắt đầu cuộc họp, bạn hãy xem lại thời gian mà bạn đã làm việc cho công ty và những thành tích nổi bật nhất của bạn. Đưa ra một danh sách để ví dụ cho những thành tích nổi bật nhất trong công việc của bạn có sự xác nhận của cấp trên. Tìm kiếm những thông tin chính xác để chứng minh cho sự ưu tú của bạn và bất cứ lúc nào bạn cũng phải thể hiện tài năng của bản thân..
Chẳng hạn, nếu bạn đã triển khai được một kế hoạch tiếp thị và đã đem đến một nguồn doanh thu lớn cho công ty, cũng như vai trò của bạn trong việc hoạch định kế hoạch và thực hiện chúng thì bạn đã chắc chắn nắm được sự thành công. Nếu bạn thực sự muốn đánh gục đối thủ để thăng chức và được tăng lương, chỉ có cách là hãy thể hiện tài năng của bạn, lập một bản tóm tắt đề cương cho mỗi mục tiêu và cách để đạt được chúng, điều này sẽ chứng minh khả năng chuyên nghiệp của bạn.
3. Bạn có biết thời điểm thích hợp để yêu cầu tăng lương: Ở bất cứ công ty nào cũng có những lúc thích hợp và không thích hợp để hỏi về việc tăng lương. Nếu bạn muốn đặt vấn đề với người giám đốc của mình cho việc tăng lương đúng lúc công ty bạn đang phát triển không tốt thì bạn sẽ không đạt được mong muốn, thậm chí tình hình của bạn còn tồi tệ hơn. Bạn nên hiểu và nắm bắt chắc chắn tình hình tài chính của công ty bạn.
4. Sắp xếp thời gian thích hợp để trình bày về trường hợp của bạn nhưng phải chắc chắn là đúng thời điểm: Bạn yêu cầu được tăng lương nhưng lại đề nghị với cấp trên tại văn phòng riêng thì chỉ chuốc lấy bất lợi và để lại ấn tượng không tốt. Bạn phải chọn lựa một thời gian thật thích hợp, chẳng hạn như một cuộc họp để trình bày về trường hợp của bạn.Cũng nên để cho giám đốc của bạn có thời gian suy nghĩ về yêu cầu này. Bạn nên tránh các cuộc họp vào những ngày cuối tháng.Và lúc mà cấp trên của bạn đang ở trong tâm trạng tốt và không bị căng thẳng.
5. Tránh đe dọa và đòi hỏi: Đang trong cuộc họp, nếu bạn nói " Nếu tôi không được tăng lương thì tôi sẽ nghỉ việc" với thái độ ấy chỉ làm cho mọi người nghĩ bạn là một người không thỏa hiệp và chỉ biết có bản thân bạn. Hãy tỏ ra là người có chuyên nghiệp, nếu bạn là người đáng được tăng lương thì đừng nóng vội, tốt hơn là nên lắng nghe ý kiến của người khác. Giữ cho cuộc họp được tiến triển tốt đẹp rồi bạn sẽ có một kết quả tích cực hơn.
6. Nên nhớ, bạn và người giám đốc của bạn đi đến ký quyết định tăng lương cho bạn đó là phần thưởng cho sự biểu hiện tốt. Có thể bạn sẽ thương lượng cho những đặc quyền khác, cũng như có quyền lựa chọn cho những địa vị khác, nhiều thời gian nghỉ phép hoặc tiền trợ cấp.... Nhưng đừng quá tham lam nghĩ xa hơn nữa. Đừng rơi vào cạm bẫy của những ý nghĩ không tốt nếu bạn làm không chính xác về những gì đã được mong đợi. Và tiền không phải là tất cả.
(Theo careerbuild)