Trung tâm đào tạo thiết kế vi mạch Semicon


  • ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐỂ TRUY CẬP NHIỀU TÀI LIỆU HƠN!
  • Đăng ký
    *
    *
    *
    *
    *
    Fields marked with an asterisk (*) are required.
semicon_lab.jpg

Công nghệ thông tin – Học phần cứng hay phần mềm dễ kiếm việc làm?

Năm 2007, nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành công nghệ thông tin (CNTT) tiếp tục gia tăng. Thời gian gần đây, do thị trường gia công phần mềm ở TP. HCM phát triển mạnh, nhiều công ty ký được hợp đồng gia công phần mềm lớn nên cuộc chạy đua tuyển lập trình viên có kinh nghiệm, kỹ năng tay nghề cao càng tăng tốc…

Song song đó, nhu cầu rao tuyển lập trình viên đi nước ngoài làm việc với mức lương hấp dẫn (2.000 - 3.000 USD/tháng) của các công ty xuất khẩu lao động cũng khiến cho nhân sự ở lĩnh vực này sáng giá.

Tuy nhiên, dù nhu cầu này đang gia tăng, hiện vẫn có khoảng cách tương đối lớn giữa đào tạo và nhu cầu tuyển dụng nhân viên trong lĩnh vực CNTT. Vì thế dù số sinh viên được đào tạo ra trường hàng năm khá đông nhưng tỷ lệ đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp lại không cao. Và câu hỏi mà các tân sinh viên ra trường hay đặt ra là:

Học phần cứng hay phần mềm dễ kiếm việc hơn?
Không thể đưa ra lời khuyên nào thích đáng cho câu hỏi trên vì thị trường hệ thống (mạng, phần cứng…) hay phần mềm cũng đều là những thị trường tiềm năng trong tương lai.

Lời khuyên dành cho các bạn trẻ là dù chọn phần cứng hay phần mềm: cần đi sâu vào chuyên ngành mình đã chọn. Nếu đã chọn học CNTT thì các sinh viên cần phải có đam mê và có tư duy phù hợp với ngành nghề chứ không phải cứ nghe nói ngành nào ra trường dễ kiếm việc làm thì lao vào học ngành đó.

Mức lương
Ở trong nước, riêng đối với lập trình viên mới ra trường, mức lương khởi điểm được trả đến 3,5 – 4 triệu đồng/tháng, còn các vị trí khác như trưởng nhóm lập trình được hưởng mức lương 8 – 12 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập và phát triển, nhiều doanh nghiệp đều có nhu cầu tuyển dụng ít nhất là một đến vài nhân sự về quản trị mạng, hệ thống mạng. Chính vì thế nhu cầu tuyển dụng chuyên viên quản trị mạng, hệ thống mạng ở VN hiện rất lớn.

Tiêu chí tuyển chọn
Muốn đầu quân vào lĩnh vực này, sinh viên CNTT phải nắm được xu hướng nghề nghiệp và nhu cầu tuyển dụng của các công ty. Ngoài việc có kiến thức, kỹ năng về tiếng Anh, kỹ năng công nghệ (mạng, bảo mật, nếu đi theo chuyên ngành mạng; hoặc .NET, J2EE, nếu đi theo chuyên ngành phần mềm), kỹ năng viết phần mềm, các ứng viên phải tập làm việc theo nhóm, tích lũy kinh nghiệm làm phần mềm theo quy trình công nghiệp, quản trị dự án.

Cơ hội việc làm trong ngành CNTT
CNTT là một môi trường đầy thách thức do công nghệ liên tục đổi mới, vì vậy sinh viên ngành này phải thường xuyên cập nhật những nhu cầu của thị trường, các công nghệ mới. Đặc biệt các sinh viên chọn hướng đi chuyên về phần mềm cần phải thực tập lập trình ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, phải viết những chương trình riêng cho dù là những chương trình game đơn giản, tìm những đề tài tốt nghiệp có tính sáng tạo… Đó chính là những điều kiện mà nhà tuyển dụng đòi hỏi.

Ông Ngô Đức Chí, Tổng Giám đốc Công ty Global Cybersoft Việt Nam, cho biết: “Khi tuyển nhân viên, kinh nghiệm không phải là tiêu chí hàng đầu của chúng tôi vì hầu hết các ứng viên được tuyển dụng đều phải trải qua chương trình đào tạo từ 3 đến 6 tháng tại công ty.

Ông cho biết các ứng viên mà công ty ông chọn thường là những sinh viên có một nền tảng tốt về chuyên ngành, biết suy luận và đam mê phát triển nghề nghiệp. Về vấn đề cung - cầu không gặp nhau, ông khẳng định “Không phải các trường đại học ở Việt Nam không có sinh viên giỏi. Những ai sau khi ra trường tiếp tục học chương trình cao hơn hoặc tiếp cận với môi trường làm việc tốt tại các công ty đều có cơ hội thăng tiến nhanh.”

(Theo Sài Gòn Giải Phóng)

 

Related Articles

Chat Zalo